Sơn chống cháy là loại vật liệu được sử dụng để phủ lên bề mặt (thường là kết cấu thép) cần phòng chống cháy theo thời gian yêu cầu. Sau khi phủ lên bề mặt vật liệu cần chống cháy đặc biệt kết cấu sắt thép, sơn chống cháy hình thành một lớp bảo vệ giúp kết cấu thép tránh được những tác động không mong muốn từ lửa, chịu nhiệt độ lâu hơn khi xảy ra cháy nổ, giúp kéo dài thời gian để lực lượng cứu hỏa kịp thời tới.
Ngày 24/11/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136/2020/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014.
Hãy cùng NANO HOÀNG PHÚ điểm lại 1 số điểm mới trong kiểm định nhé
Một số điểm mới trong công tác kiểm định kết cấu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy
- Mục 4, Phụ lục V của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định việc kiểm định PCCC đối với các vật liệu và chất chống cháy. Tuy nhiên, mục 5, Phụ lục VII của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định việc kiểm định PCCC đối với mẫu cấu kiện và mẫu kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy.
Như vậy, theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì sẽ không kiểm định giới hạn chịu lửa của sơn, vữa chống cháy hoặc vật liệu dùng để sản xuất các loại cửa, vách ngăn cháy mà kiểm định giới hạn chịu lửa của cấu kiện (cửa ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, kính ngăn cháy…), kết cấu (dầm, cột, sàn, tường…) được bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy (sơn chống cháy, vữa chống cháy hoặc vật liệu chống cháy khác…).
- Mục đích của việc sử dụng kết cấu được bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu chống cháy là nhằm nâng bậc chịu lửa cho nhà, công trình.
Ví dụ: Nhà khung thép tiền chế có bộ phận chịu lực là các kết cấu thép có giới hạn chịu lửa R15 (15 phút) thì có bậc chịu lửa là bậc IV, tuy nhiên nếu các kết cấu thép này được bọc bảo vệ bằng sơn chống cháy và đạt được giới hạn chịu lửa là R90 thì sẽ nâng bậc chịu lửa cho nhà lên thành bậc II (quy định tại Bảng 4 Quy chuẩn 06:2020/QCBXD).
- Đối với mỗi loại tiết diện, hình dạng (I, H , tròn, hộp, rỗng…) và kích thước của kết cấu thép khác nhau và vị trí bố trí khác nhau được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy đều phải thử nghiệm giới hạn chịu lửa để có kết quả cụ thể, tương ứng.
Ví dụ: Một công trình xây dựng sử dụng kết cấu thép có các loại cột, dầm, kèo có các tiết diện, hình dạng (I, H tròn, hộp…) và kích thước khác nhau được bố trí ở vị khác nhau (chính giữa công trình, góc công trình hoặc chỉ có một mặt tiếp xúc với mặt lửa…) được bọc bảo vệ bằng một loại sơn chống cháy yêu cầu phải có giới hạn chịu lửa R60 phút thì từng loại cột, dầm, kèo thép này tùy theo từng hình dạng, kích thước và vị trí bố trí sẽ đều thử phải thử nghiệm đạt giới hạn chịu lửa R60 phút để xác định từng cấu tạo cụ thể của lớp sơn bọc bảo vệ tương ứng.
- Tiêu chuẩn để thử nghiệm các loại kết cấu, cấu kiện ngăn cháy:
+ Đối với cửa ngăn cháy: TCVN 9383-2012;
+ Kính ngăn cháy: ISO 3009:2003;
+ Bộ phận ngăn cách đứng không chịu tải (màn, rèm, vách ngăn cháy): TCVN 9311-1:2012; TCVN 9311-8:2012;
+ Ống gió: ISO 6944-1:2008;
+ Van ngăn cháy: ISO 10294-2:1996.
+ Kết cấu bọc bảo vệ bằng chất và vật liệu chống cháy: Kết hợp các tiêu chuẩn BSEN 13381, ISO 834-10 và ISO 834-11.
NANO HOÀNG PHÚ